Tự do tài chính là trạng thái con người ta đủ đầy về tiền bạc và tài sản để có thể hưởng một cuộc sống thoải mái cả đời mà không bị vướng bận bởi bất kỳ nỗi lo tài chính nào. Ngưỡng tự do tài chính của mỗi người là khác nhau, không có một con số cụ thể cho việc đạt được tự do tài chính.
Được tự chủ tài chính, không bị đồng tiền ràng buộc và có thể thực hiện mọi ước mơ mình mong muốn là những cấp độ của tự do tài chính mà bất cứ ai cũng khao khát đạt được. Tuy nhiên, hành trình đạt tự do tài chính cần phải dựa trên nhiều yếu tố và quy tắc khác nhau. Vậy tự do tài chính/độc lập tài chính là gì? Làm như thế nào để đạt được tự do tài chính? Hãy cùng TOPI tìm hiểu ngay nhé!
Tự do tài chính là gì?
Tự do tài chính là trạng thái mà con người ta thoát khỏi nỗi lo về tiền bạc, đủ để trang trải cuộc sống và có thể đưa ra những quyết định mà không phải đắn đo về tài chính.
Tự do về tài chính không phụ thuộc vào trí thông minh hay độ tuổi mà phụ thuộc vào năng lực làm chủ và kiểm soát sức khỏe tài chính của bạn. Hiểu đơn giản, nó là trạng thái “đủ” về tiền bạc và có một cuộc sống thoải mái, không hẳn là sở hữu biệt thự nghìn tỷ, nhiều xế xịn mà là sự cân đối giữa thu và chi, cả hai luôn trong một ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu năm 1998 tại Đại học ở Mỹ cho thấy, nếu bạn sở hữu số tiền bằng 25 lần tổng chi phí sinh hoạt tối thiểu hàng năm của mình thì rất có khả năng bạn có thể đạt được tự do tài chính.
Hiện nay, trong bộ phận gen X nở rộ phong trào FIRE nghỉ hưu sớm. Họ tiết kiệm từ sớm, từ 25 – 30 lần chi phí, trong tương lai không xa, họ không cần phải đi làm và có thời gian dư dả hưởng thụ. Có 8 Cấp độ tự do tài chính: Có tiền dự phòng, đủ tiền cho những kỳ nghỉ, chi tiêu thoải mái, tự do làm việc mình muốn, có thể “nghỉ hưu”, sống dư dả, đủ đầy cho cuộc sống trong mơ và không thể tiêu hết tiền của mình.
Nếu cuộc sống của bạn chỉ xoay quanh việc kiếm tiền rồi trả nợ, lúc nhiều tiền thì chi tiêu cho hết, tới lúc cần chi thì không có tiền phải vay nợ hoặc sống tằn tiện, bạn cũng không thể chi trả cho những mục tiêu cá nhân… đây đều là những biểu hiện của việc bạn chưa thể tiến tới tự do tài chính. Những người đạt tự do tài chính, họ luôn có một dòng tiền ổn định, họ có thể bỏ tiền mua những thứ mình thích mà không quá lo lắng về những chi phí phát sinh như các khoản nợ, hay hoá đơn.
Bao nhiêu tiền thì đạt tự do tài chính?
Ngưỡng tự do tài chính của mỗi người là khác nhau, không có một con số cụ thể cho việc đạt được tự do tài chính. Tuy nhiên, khi bạn đạt đến ngưỡng tự do tài chính tức là bạn không còn bị phụ thuộc vào đồng tiền nữa. Bạn có thể chi trả cho những nhu cầu và mong muốn của bản thân về chi phí ăn ở, chi phí giải trí, sức khoẻ, hay các nhu cầu sở thích của bản thân… Đây chính là lúc bạn được tự do sống theo ý của mình, mà không cần lo nghĩ tới khía cạnh về tiền.
Một nghiên cứu năm 1998 của 3 Giáo sư Đại học Trinity, Texas đã rút ra được con số thu nhập tương đối để bạn có thể đạt được tự do tài chính, khi phân tích danh mục đầu tư của nhiều người từ năm 1926 – 1995. Cụ thể, là khi bạn sở hữu số tiền bằng 25 lần tổng chi phí sinh hoạt tối thiểu hàng năm của mình.
Ví dụ: Chi phí mỗi tháng của bạn là 50 triệu => 1 năm bạn cần 600 triệu. Vậy số tiền bạn cần để đạt tự do tài chính là 620×25= 15 tỷ.
Theo tình hình lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng hiện nay khoảng (6-7%/năm) và lạm phát hàng năm của từ (4-5%/năm). Khi đó, bạn gửi tiết kiệm 15 tỷ và rút 4% của 15 tỷ (600 triệu/năm) để chi tiêu, thì cũng không ảnh hưởng tới gốc 15 tỷ ban đầu.
Tuy nhiên con số này chỉ dừng ở mức tham khảo, nó còn phụ thuộc vào độ tuổi nghỉ hưu, mức độ lạm phát hay mức đầu tư của bản thân.
Phong trào nghỉ hưu sớm hiện nay
Trào lưu FIRE (financial independence, retire early) được gọi là trào lưu nghỉ hưu sớm, nở rộ trong bộ phận gen Z hiện nay, nhưng thực chất nó bắt đầu từ những năm 1992 tại Mỹ khi nhiều chuyên gia bắt đầu so sánh chi phí, thu nhập với thời gian sống của mỗi người được khảo sát.
Bằng cách tiết kiệm từ 50% – 70% thu nhập cho các khoản đầu tư, bạn hoàn toàn có thể nghỉ hưu sớm bằng khoản tiền lãi mà bạn sẽ nhận được. Sau đó, bạn không cần phải đi làm nữa và có thời gian dư dả để hưởng thụ cuộc sống.
Nhưng nghỉ hưu sớm không có nghĩa bạn ăn không ngồi rồi mà vẫn không ngừng tạo ra các giá trị cho xã hội, giúp đỡ cho người thân và bạn bè.
Ngày nay, khi ý thức được ích lợi của việc tiết kiệm từ sớm, nhiều bạn trẻ đã lên kế hoạch tiết kiệm và đầu tư ngay từ khi đi học, thậm chí là còn sớm hơn. Họ đặt ra mục tiêu tiết kiệm gấp 25 – 30 lần chi phí, đảm bảo trả hết nợ, tích lũy và đầu tư thông minh, cắt giảm các chi tiêu không cần thiết, nhưng vẫn duy trì chi phí sinh hoạt tối thiểu hàng tháng, hàng năm.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tâm lý, xã hội học lo ngại việc nghỉ hưu sớm với dư dả tiền và thời gian có thể tác động mạnh đến thói quen, tâm lý, sức khoẻ… gây ảnh hưởng đến lượng chi tiêu hàng tháng mà bạn đã đặt ra kế hoạch trước đó. Hệ quả là nhiều người nghỉ hưu sớm, nhưng chi tiêu quá độ vượt quá số tiền đã tích lũy được, sau đó, nghèo lại hoàn nghèo, buộc phải quay trở lại làm việc. Một số trường hợp nợ nần chồng chất, nghiện rượu hoặc mắc bệnh tâm lý nặng.
Nguồn: TOPI